Tiêu chuẩn và cách lắp đặt vòi rửa mắt khẩn cấp

TIÊU CHUẨN, CÁCH LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG BỒN RỬA MẮT

VÀ VÒI TẮM KHẨN CẤP ĐÚNG CÁCH

EMERGENCY EYEWASH AND SHOWER GUIDER

Việc lựa chọn bồn rửa mắt và tắm khẩn cấp là một quá trình phức tạp. Ngoài các vấn đề kỹ thuật và thiết kế. Người sử dụng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu sử dụng. Để đơn giản hơn người ta đã đưa ra tiêu chuẩn ANSI Z358.1 để tham chiếu cho các thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp. Giúp người sử dụng dễ dàng lựa chọn, lắp đặt và bảo trì thiết bị.

ANSI Z358.1 là tiêu chuẩn quy định về: thiết kế, chứng nhận chất lượng, hiệu suất sử dụng, lắp đặt và bảo trì các thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp. Để hiểu rõ hơn các quy định của tiêu chuẩn này, chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt kèm theo hình minh họa sau đây:

1.      Thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp 

(Emergency eyewash and shower) được thiết kế để rửa sạch các chất ô nhiễm (bụi bẩn, hóa chất, ...) khỏi mắt, khuôn mặt và cơ thể người lao động. Đây là bước xử lý đầu tiên trong trường hợp xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp khẩn cấp không thể thay thế cho các thiết bị bảo vệ chính (kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc, quần áo chống hóa chất,...). Chúng ta cần tuân thủ đúng các quy định an toàn lao động.

 2.      Vị trí lắp đặt bồn rửa mắt khẩn cấp (Installation)

 Thiết bị phải được lắp đặt cách vị trí mối nguy hiểm khoảng 15 mét (55 feet). Và không có chướng ngại vật để người sử dụng có thể đi bộ đến thiết bị trong vòng 10 giây sau khi xảy ra tai nạn.

Lưu ý: Biển báo khẩn cấp (Emergency Sign) phai được gắn gần thiết bị để người sử dụng có thể nhìn thấy và nhớ rõ vị trí.

Tuy nhiên, một số trường hợp vị trí làm việc xa nguồn cấp nước chúng ta nên sử dụng Bồn rửa mắt di động (Portable Eyewash). Đối với trường hợp người lao động làm việc với các loại axit mạnh, hóa chất ăn mòn mạnh, ta nên trang bị Dung dịch rửa mắt khẩn cấp gần đó (Eye Wash Bottles). Dung dịch này bao gồm nước muối và dung dịch kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhanh mối nguy hiểm, sau đó nên đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay.

3.      Description: C:\Users\hongl_000\SkyDrive\Documents\Hong Lam\17. Blogger\Bai Viet\KT.jpgNguồn nước (Water supply)

Đa số các loại thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp hiện nay đều có gắn thêm van điều chỉnh áp lực. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước phải mạnh và lưu lượng nước đủ cung cấp cho thiết bị tối thiểu trong 15 phút. Cách tốt nhất là chúng ta nên trang bị một bồn chứa nước riêng cho mỗi thiết bị. Nhiệt độ nước phaỉ đáp ứng từ 15 – 37oC.
Đối với khu vực có khả năng đóng băng sẽ có một thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp chuyên dụng được thiết kế để chống nước đóng băng. 

4.      Tiêu chuẩn của vật liệu (Material) 

Vật liệu để sản xuất thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn chống gỉ, chống ăn mòn và chống tia tử ngoại trong trường hợp lắp đặt ngoài trời. Các vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn này bao gồm: Epoxy coated Galvanized steel (thép mạ kẻm sơn Epoxy), Stainless steel (thép không gỉ, Inox), Chrome plated brass (crôm mạ đồng), nhựa ABS, nhựa PP, nhựa PVC...

5.      Kích thước và lưu lượng (Dimension) 

Thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp phải đạt các quy định về kích thước như sau:

- Chiều cao toàn thân: 210 cm - 240 cm

- Bán kính chậu rử mắt: 25 cm - 40 cm

Thiết bị phải được thiết kế để đạt lưu lương tối thiểu như sau:

+ Lưu lượng vòi tắm (Shower): >75.5L/Min= 20GPM
+ Lưu lượng vòi rửa mắt
(Eyewash): >11L/Min= 3GPM

6.      Lắp đặt và bảo trì (Maintenance)

- Khi cung cấp thiết bị cho người sử dụng, nhà cung cấp sẽ cung cấp tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt hoặc có nhân viên lắp đặt.

- Các thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp thường được nhà sản xuất bảo hành 12 tháng, có những trường hợp là 24 tháng. Trong trường hợp thiết bị lỗi kỹ thuật, lỗi do nhà sản xuất thì người sử dụng sẽ được bảo hành.

- Sau một thời gian sử dụng có thiể thiết bị sẽ hoạt động không đều, bị nghẹt van nước hoặc không hoạt động. Nguyên nhân là do nguồn nước đã để lại bụi bẩn hoặc rong rêu bám vào ống dẫn, vòi rửa mắt và vòi tắm khẩn cấp. Cách xử lý như sau: gỡ vòi rửa mắt và vòi tắm ra xử lý bụi bẩn. Sau đó xả nước trong vòng 15 phút để đánh trôi bụi và rong rêu trong ống dẫn. Như vậy thiết bị sẽ hoạt động trở lại bình thường.

Nếu đã sử dụng các cách trên mà thiết bị vẫn không hoạt động vui lòng liên hệ nhà cung cấp để được bảo trì.

7.      Phụ kiện thay thế bồn rửa mắt khẩn cấp (Accessories)

Đa số các nhà sản xuất các thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp đều sản xuất phụ kiện thay thế. Tùy theo từng Model mà có phụ kiện thay thế khác nhau. Vì vậy, khi thiết bị sử dụng quá lâu dẫn đến một vài phụ kiện bị hỏng. Trong trường hợp này người sử dụng nên liên hệ với nhà cung cấp để được cung cấp phụ kiện thay thế.

 

 Chú ý:

Sau khi sơ cứu bằng thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp chúng ta cần đưa ngay nạn nhân đi cấp cứu.

Thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp chỉ là giải pháp khẩn cấp, tạm thời không thể thay thế cho các thiết bị bảo vệ chính (kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc, quần áo chống hóa chất,...). Chúng ta cần tuân thủ đúng các quy định an toàn lao động.

Để được tư vấn trực tiếp.

VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Lâm (Mr)
Mobile: 
0987-283.628 – 0909.870.528
 

Tin Liên Quan